Ung thư Tuyến giáp thể nhú

Ung thư tuyến giáp thể nhú (chiếm từ 70-80%) trong ung thư tuyến giáp. Thể này tiến triển chậm và thường hay di căn hạch cổ. Mặc dù có di căn hạch nhưng ung thư tuyến giáp thể nhú vẫn có tiên lượng rất tốt.

Loại ung thư này phát triển từ các tế bào sản xuất các hormone tuyến giáp chứa iốt. Các tế bào phát triển rất chậm và tạo thành nhiều cấu trúc nhỏ hẹp hình nấm trong khối u.

Tuyến giáp là tuyến nội tiết có hình cánh bướm nằm ở vùng cổ phía trước và dưới. Nhiệm vụ chính của tuyến giáp là tiết ra hormone vào trong máu và được vận chuyển tới từng mô trong cơ thể.

ung-thu-tuyen-giap-0510

mui-ten.png Nguyên nhân

– Nhiễm phóng xạ

Cơ thể có thể bị nhiễm phóng xạ từ bên ngoài khi dùng tia phóng xạ để điều trị bệnh hoặc bị nhiễm vào bên trong cơ thể qua đường tiêu hóa và đường hô hấp do i ốt phóng xạ.

– Do yếu tố di truyền

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp có người thân trong gia đình (bố, mẹ, anh chị em,…) đã từng mắc bệnh. Tuy nhiên, hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra được gen nào dẫn tới sự di truyền này.

– Yếu tố tuổi tác, thay đổi hoóc môn

Bệnh nhân mắc căn bệnh này chủ yếu nằm trong độ tuổi 30-50 tuổi. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2-4 lần so với nam giới. Sự chênh lệch này là do yếu tố hoóc môn đặc thù ở phụ nữ và quá trình mang thai đã kích thích quá trình hình thành bướu giáp và hạch tuyến giáp. Hoặc trong giai đoạn sau sinh, nhiều phụ nữ bị viêm tuyến giáp sau sinh, điều này cũng là do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể gây suy giáp tạm thời ở phụ nữ sau thời kỳ thai nghén.

– Do mắc bệnh tuyến giáp

Những bệnh nhân bị bướu giáp, bệnh basedow hoặc hoóc môn tuyến giáp mãn tính có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn những người khác. Hoặc những người đã từng mắc bệnh viêm tuyến giáp, dù đã điều trị khỏi nhưng nguy cơ tái phát bệnh rất cao.

– Do tác dụng phụ của một số loại thuốc

Những bệnh nhân mắc các bệnh về tuyến giáp thường sẽ được các bác sĩ chỉ định uống iốt phóng xạ, đây cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Bởi việc sử dụng thuốc trong một thời gian dài sẽ làm ngăn chặn quá trình tổng hợp hoóc môn T4 của cơ thể khiến tuyến giáp bị suy giảm chức năng.

– Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến giáp được kể trên, các nhà khoa học cũng đã chỉ ra nhiều nguyên nhân, yếu tố khác cũng có nguy cơ gây nên ung thư tuyến giáp như bị thiếu iốt, uống rượu thường xuyên trong thời gian dài, thói quen hút thuốc lá, thừa cân béo phì,…

Nếu bệnh không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới hiện tượng di căn. Một số vị trí tế bào ung thư tuyến giáp di căn đến là não, phổi, dạ dày, gan, xương…

mui-ten.png Triệu chứng

Triệu chứng sớm thường thấy của ung thư tuyến giáp là một hột nhỏ sờ thấy được dưới da, chạy lên chạy xuống khi nuốt nước miếng.

Đây thực chất là các u giáp trạng. U có đặc điểm cứng, bờ rõ, bề mặt có thể nhẵn hay gồ ghề, di động theo nhịp nuốt.

Xuất hiện hạch vùng cổ:. Hạch thường nhỏ, mềm, di động và cùng bên với khối u.

mui-ten.png Các phương pháp xét nghiệm

Siêu âm: Siêu âm tuyến giáp hiện đang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến và khá chuẩn xác đối với bệnh ung thư tuyến giáp. Đây là phương pháp an toàn, không gây độc hại, và rất hiệu quả giúp đánh giá cấu trúc tuyến giáp, xác định là khối u nang hay u rắn. Ngoài ra, siêu âm còn giúp bác sĩ đánh giá chính xác kích thước, số lượng và vị trí của nhân giáp, đồng thời phát hiện được các nhân giáp không sờ thấy trên lâm sàng.

– Xạ hình tuyến giáp

Phương pháp này giúp đánh giá sự hấp thu iod của các nhân giáp. Các nhân nóng (nhân thu nhận iod phóng xạ) ít có nguy cơ ác tính hơn nhân lạnh (nhân không nhận iod phóng xạ). Khối ung thư tuyến giáp biểu hiện dưới dạng hình ảnh “nhân lạnh”.

– Chụp cắt lớp điện toán và chụp cộng hưởng từ

Chụp cắt lớp điện toán (chụp CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI) tuyến giáp là phương pháp chẩn đoán nhằm đánh giá sự xâm lấn ung thư tuyến giáp vào cấu trúc lân cận và di căn hạch. CT có cản quang iốt cho thấy hình ảnh chi tiết tuyến giáp và giúp đánh giá di căn hạch tốt hơn MRI. Mặt khác chi phí chụp CT cũng ít tốn kém hơn MRI.

– Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ

Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) là phương pháp được lựa chọn hàng đầu để đánh giá hạt giáp.

choc-hut-bang-kim-nho-0510
Chọc hút bằng kim nhỏ (FNA)

 

mui-ten.png Điều trị

Ung thư tuyến giáp có thể điều trị thành công, triệt căn bằng phẫu thuật và điều trị bổ trợ với I-131 kể cả với bệnh nhân ở giai đoạn tiến triển.Phẫu thuật: Thông thường cắt toàn bộ tuyến giáp và vét hạch cổ chọn lọc là phương pháp đầu tay trong điều trị ung thư tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp giai đoạn sớm có thể chỉ cần phẫu thuật; Đối với những trường hợp có di căn hạch cổ, bác sĩ có thể chỉ định thêm điều trị bổ trợ bằng I-131 sau phẫu thuật.

Điều trị I-131: Tế bào tuyến giáp có khả năng hấp thu i-ốt rất tốt. Do vậy, I-131 có thể được sử dụng hiệu quả để phá hủy những mô giáp còn lại (lành tính và ung thư) sau khi phẫu thuật. I-131 sau khi hấp thu vào sẽ phá hủy ADN và làm chết tế bào tuyến giáp.

Các tế bào của các cơ quan khác trong cơ thể do không có đặc tính bắt giữ I-131 nên sẽ ít chịu tác động của dược chất phóng xạ này. Một số bệnh nhân có thể bị sưng đau vùng cổ, viêm tuyến nước bọt. Tuy nhiên, tác dụng phụ này dễ khắc phục bằng cách uống nước và nhai kẹo cao su. Nếu sử dụng I-131 liều cao thì cũng có nguy cơ dẫn đến ung thư khác nhưng tỷ lệ này là rất thấp.

dieu-tri-ung-thu-tuyen-giap-0510.jpg

Điều trị UTTG tiến triển: Ung thư tuyến giáp thường ít khi di căn xa nhưng khi đã có di căn xa thì vấn đề cũng cần xem xét cẩn trọng. Mặc dù phẫu thuật và điều trị I-131 là hai phương pháp chính nhưng những phương pháp này cũng có khi không hiệu quả.

Trong tình huống này, xạ trị ngoài là phương pháp có thể áp dụng để điều trị di căn xương và các di căn khác. Điều trị xạ trị có thể làm giảm tốc độ phát triển và sự lan tràn của tế bào ác tính. Ngoài ra, điều trị đích cũng là một phương pháp mới bước đầu ứng dụng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn tiến triển.

mui-ten.png Các phương pháp hỗ trợ điều trị Ung thư Tuyến giáp

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị Ung thư Tuyến giáp từ thực phẩm bổ sung tới thảo dược. Rất nhiều người bệnh ung thư tuyến giáp có thể sống cuộc sống bình thường trong nhiều năm nếu được điều trị và chăm sóc tốt.

Fucoidan

Fucoidan là chất có trong một số loại rong biển Nhật như rong Mozuku (Cladosiphon okamuranus) và Mekabu (Undaria pinnatifida) có tác dụng ức chế tế bào ung thư. Ngăn khối u hình thành các mạch máu mới để lấy chất dinh dưỡng. Và giúp làm giảm tác dụng phụ của quá trình hóa trị, xạ trị.

fucoidan-xanh-0307
Fucoidan xanh Okinawa

Theo thống kê tại Trung Tâm Nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson thuộc đại học Washington của Mỹ công bố một cuộc khảo sát cho thấy thì ít nhất 80% bệnh nhân ung thư thừa nhận là có sử dụng một số loại dược phẩm hỗ trợ mà trong đó Fucoidan chiếm đa số.

Nấm lim xanh

Y khoa thế giới ghi nhận một liệu pháp hỗ trợ điều trị ung thư xuất phát từ Việt Nam đang được nghiên cứu và thử nghiệm đó là sử dụng Nấm lim xanh – một loài nấm đặc hữu mọc trên gốc và thân cây lim xanh thuộc Suối Bùn, Huyện Tiên Phước, Tỉnh Quảng Nam.

nam-lim-xanh-hang-nien
Nấm lim xanh

Tạp chí Tin tức Y tế xuất bản tại Mỹ số ra tháng 5/2012 cho biết các bác sỹ ở bệnh viện St. John tại Birmingham nước Anh đã thử nghiệm sử dụng nấm lim xanh trong hỗ trợ điều trị ung thư và cho kết quả khả quan.

Xáo tam phân

Ngày 24.09.2012 Sở y tế Khánh Hòa đã gửi công văn số 1885/SYT – NDV và mẫu xáo tam phân khai thác ở Khánh Hòa ra viện dược liệu nhờ xác minh. Đến ngày 14.11.2012, Viện dược liệu trả lời Sở Y tế Khánh Hòa với công văn số 539/VDL-QL KHĐT với nội dung kết quả nghiên cứu cây xáo tam phân. Nội dung công văn đã ghi rõ, sơ bộ ban đầu đã xác định thành phần hóa học, tác dụng sinh học và độc tinh cấp của mẫu cây cây xao tam phân được lấy ở Khánh Hòa. Viện dược liệu kết luận xáo tam phân được lấy ở Khánh Hòa có các thành phần: flavonoid, saponin, alcaoid và chủ yếu là courmarin và triterpenoid.

xao tam phan
Xáo tam phân

Các thí nghiệm cho thấy xáo tam phân có tác dụng ức chế tốt viêm gan cấp ở thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, có tác dụng độc đối với 5 dòng tế bào ung thư: ung thư gan Hep-G2, ung thư đại tràng HTC116, ung thư vú MDA MB231, ung thư buồng trứng OVCAR-8 và ung thư cổ tử cung Hela (mạnh nhất với ung thư gan Hep-G2 và ung thư cổ tử cung). Với độc tính thấp, xáo tam phân khá an toàn khi sử dụng. Cũng theo công văn, bước đầu đã xác định trong cây xáo tam phân ở Khánh Hòa có các nhóm chất quý hiếm như flavonoid, saponin, alcaoid và courmarin và triterpenoid, đây là những hợp chất rất cần thiết cho quá trình tổng hợp bào chế sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư.

Tam thất bắc

Hoạt chất trong Tam thất bắc giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, giảm sự hủy hoại của tế bào ung thư đến các cơ quan bên trong cơ thể. Trong quá trinh xạ trị phải dùng tia điện từ cũng như hóa trị cần truyền rất nhiều loại chất độc hại vào cơ thể thì việc đào thải bớt các dạng chất độc này bằng các loại thuốc tây là không đủ, người bệnh dùng tam thất để hỗ trợ hệ bài tiết cũng như tăng cường sức mạnh cho tế bào lành tính giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn, hạn chế tối đa do quá trình điều trị từ hóa chất gây ra.

tam thất bắc
Tam thất bắc

Qua những kết quả khám lâm sàng và thực tế sử dụng cho thấy người dùng tam thất kết hợp với những phương pháp điều trị ung thư hiện đại mang lại hiệu quả rất tốt.

Trước khi dùng bất kỳ chế phẩm bổ sung hay thảo dược bên ngoài, phải hỏi ý kiến bác sĩ.

Ngoài ra, một số thực phẩm có tác dụng tích cực với chứng bệnh này như rau xanh, sinh tố, nước ép trái cây.

Thông thường, bệnh nhân ung thư tuyến giáp sẽ trải qua những trạng thái cảm xúc như sợ hãi, giận dữ, trầm cảm thậm chí buông xuôi. Chính vì vậy, gia đình và bạn bè cần động viên, khích lệ giúp người bệnh giảm lo lắng, căng thẳng, hợp tác điều trị để có kết quả cao nhất.

Gấu Trúc Đỏ

Địa chỉ: 428 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, TP Hồ Chí Minh

Hotline: 0928 70 37 38 – (028)3968 3680

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *